Follow us:

So Sánh Content Facebook Và Content Website

content facebook và content website
Có sự so sánh này là do facebook và website là 2 nền tảng chính được sử dụng để truyền thông trong thời đại công nghệ số. Người kinh doanh hay các doanh nghiệp hiện đang tập trung rất nhiều vào nội dung trên hai kênh này.

Tóm tắt

Có sự so sánh này là do facebook và website là 2 nền tảng chính được sử dụng để truyền thông trong thời đại công nghệ số. Người kinh doanh hay các doanh nghiệp hiện đang tập trung rất nhiều vào nội dung trên hai kênh này. Hãy cùng marketingyduoc.com tìm hiểu xem  content facebook và content website có những điểm giống và khác nhau như thế nào.

1. Sự giống nhau của content facebook và content website

1.1. Về mục đích

Dù là hai loại content được triển khai trên hai nền tảng khác nhau nhưng content facebook và content website đều có mục đích chung, bao gồm quảng bá, truyền tải thông tin có giá trị cho người đọc,…

Chúng đều hướng tới mục đích là tiếp cận khách hàng thông qua nội dung, để đem lại sự chú ý hoặc chuyển đổi cho sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ,…

1.2. Hình thức thể hiện

Hình thức thể hiện chung của content là dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh, video,…thì cả content facebook và content website đều có thể đa dạng dưới các hình thức này. Tuy nhiên, content facebook có xu hướng sử dụng dạng hình ảnh và video nhiều hơn website.

content facebook và content website

2. Sự khác nhau của content facebook và content website

Dù có cùng mục đích nhưng đây là hai loại content được sử dụng trên hai kênh khác nhau nên chúng có những khác biệt sau:

2.1. Về nội dung

  • Nội dung của content facebook mang tính bắt trend, hài hước và các thông tin mang tính tức thời. Xu hướng hành vi sử dụng mạng xã hội của người dùng là để giải trí, nên những nội dung này thường có lượt tương tác rất cao.
  • Content website chứa các nội dung có tính học thuật, xã luận, tùy vào từng đối tượng (nội dung có thể hàn lâm). Do được kiểm soát chặt chẽ bởi google nên nội dung của content website đòi hỏi phải được tham khảo tài liệu và nghiên cứu trước khi viết để đảm bảo độ chính xác. Chính vì vậy, các nội dung website thường cập nhật chậm hơn so với facebook. 

2.2. Về phong cách viết

Từ ngữ

Đối với content facebook đề cao từ ngữ thân thiện, dễ hiểu,…không quá quan trọng cách sử dụng từ. Loại content này có thể mang phong cách của văn nói.

Content website thì ngược lại, từ ngữ phải trau chuốt hơn. Đặc biệt không sử dụng văn nói hay ngôn ngữ theo trend, tuy nhiên cũng không cần sử dụng những từ ít phổ biến sẽ gây sự nhàm chán cho người đọc.

Độ dài:

Không có quy định nào cho độ dài cho hai loại content, trên thực tế từ phân tích người dùng, thì độ dài các bài viết thường:

Vì người dùng mạng xã hội rất ‘’ngán’’ những bài viết dài. Content facebook có độ dài ngắn, đi nhanh vào nội dung chính (thường có độ dài 200 – 500 từ). 

Content website thì ngược lại, một bài content phải chứa nội dung được giải thích kỹ càng hơn. Ngoài ra, còn phải quan tâm đến yếu tố chuẩn SEO nên 1 bài viết phải có độ dài 800 từ. Thường sẽ khoảng 800- 1500 từ hoặc 2000 từ, có nhiều bài viết còn đạt đến 4000- 5000 từ tùy vào từng chủ đề.

Hình thức trình bày

Content facebook không quy định về hình thức trình bày, người viết có thể gắn icon, hashtag để độc giả dễ dàng theo dõi và tìm kiếm.

Bên cạnh đó, infographics và video content nhận được rất nhiều sự quan tâm về cách thức trình bày và truyền tải thông điệp, trong khi website ít triển khai những dạng này.

Không giống content facebook, content website có những quy định về cách trình bày, bài viết yêu cầu phải chuẩn SEO. Mục đích để google nhận biết và đẩy bài viết lên top tìm kiếm, tiếp cận với người đọc. 

content facebook và content website

2.3. Thời gian đăng bài

Có một cái hay của content facebook là có thể lựa chọn ‘’thời gian vàng’’ để đăng bài. ‘’Thời gian vàng’’ ở đây là thời điểm mà có nhiều người sử dụng facebook để tăng khả năng tiếp cận (đây là thời điểm do người dùng tự đúc kết). Đó là các khung giờ khoảng 6-8 giờ sáng, 12-13h trưa, 20-22h tối.

Content website không có ‘’thời gian vàng’’ này, do giờ đăng bài là yếu tố không cần thiết và có vẻ như mọi người cũng không quan tâm đến vấn đề này.

2.4. Mức độ tương tác

Mức độ tương tác của content facebook rất cao do người đọc được tương tác (like, bình luận, chia sẻ,…) trực tiếp với nhau và với người viết. Còn ngược lại, content website chỉ có phần để lại bình luận (thậm chí có nhiều website không có chức năng này) nên hầu như không có tương tác.

3. Kết luận

Trên đây là sự so sánh về điểm giống và khác nhau của content facebook và content website, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về sự tương đồng và khác biệt của hai loại content này.

Tham khảo thêm về content fanpage : Top 5 Loại Content Fanpage Được Yêu Thích

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào, các bạn hãy gửi về email: marketingyduoc2021@gmail.com

Hãy tham gia group của chúng tôi để cùng học hỏi và chia sẻ kiến thức marketing.

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!