Kinh doanh trên nền tảng online là xu hướng tuy cũ mà mới – nhất là trong ngành Dược. Với đặc thù ngành, việc đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe lên các nền tảng online như website hay các sàn thương mại điện tử như Shopee không hề dễ dàng. Còn vì sao không dễ dàng, nhà thuốc cùng PharmarZ tìm hiểu nhé!
Thứ nhất vì khó niêm yết sản phẩm lên sàn.
Đặc thù các sản phẩm ngành Dược thường dính các từ khóa vi phạm tại các sàn TMDT rất nhiều. Việc niêm yết sản phẩm lên sàn khá khó khăn vì content phải chuẩn SEO, né tránh tất cả các từ vi phạm. Nếu làm không chuẩn, sản phẩm bị sàn quét bay ra chuồng gà và bắt xóa như chơi!
Đã có trường hợp sàn khóa luôn shop vì từ ngữ vi phạm đến từ sản phẩm!
Vì thế, khi nhà thuốc bắt đầu làm shop trên các sàn TMDT, chẳng hạn như Shopee, nhà thuốc cần kiểm duyệt kỹ content để tránh bị sàn báo vi phạm, khóa sản phẩm, ảnh hưởng đến điểm uy tín của shop.
Thứ hai là vì sự loạn giá
Kinh doanh trên sàn TMDT là cuộc chiến về giá. Shop nào rẻ hơn, shop đó có cơ hội được khách hàng lựa chọn hơn khi khách chủ động tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá.
Cùng một sản phẩm, nhà thuốc này bán chênh nhà kia vài nghìn thôi, cũng đủ để khách hàng có sự cân nhắc.
Sự loạn giá này còn bao gồm cả tính thật – giả của sản phẩm. Không thiếu những sản phẩm là hàng giả, hàng nhái được bán trên các sàn TMDT với mức giá rẻ bất ngờ. Vì sự hỗn loạn này, nhất là với ngành hàng sức khỏe, nhiều khách hàng không lựa chọn sàn TMDT như Shopee là nơi mua hàng thông thái của họ.
Thứ ba là vì nguồn khách hàng.
Nhiều anh chị nhà thuốc cứ nghĩ đăng được sản phẩm lên sàn, ngồi rung đùi là có khách đặt mua. Đây là lý do nhiều nhà thuốc ban đầu hào hứng làm Shopee, sau đó bỏ qua luôn chứ không mặn mà gì nữa.
Để nói về vấn đề này, PharmarZ xin giới thiệu đến anh chị 2 khái niệm là “traffic nội sàn” và “traffic ngoại sàn”.
Traffic nội sàn là khái niệm lượt khách hàng truy cập vào shop/sản phẩm của nhà thuốc trên sàn bằng sự chủ động tìm kiếm của họ. Giải thích dễ hiểu hơn nghĩa là traffic nội sàn đến từ những khách hàng đang dùng Shopee, họ chủ động tìm kiếm sản phẩm và vào xem shop của nhà thuốc. Khác với traffic ngoại sàn được đo bằng tổng lượng truy cập của khách hàng từ các nguồn khác vào shop của nhà thuốc, chẳng hạn như khách hàng click vào link Shopee của nhà thuốc từ Fanpage của nhà thuốc.
Và có một sự thật là một nhà thuốc khi có đơn hàng trên Shopee, nguồn khách hàng đó hầu hết đến từ traffic ngoại sàn. Rất hiếm có trường hợp đơn hàng từ traffic nội sàn.
Tức là nhà thuốc cần xây dựng thương hiệu, chạy quảng cáo, tổ chức chương trình khuyến mãi, tuyên truyền shop của mình cho người dân biết thì mới có đơn hàng được. Còn chỉ lập 1 shop trên Shopee, hiếm hoi lắm nhà thuốc mới có được đơn hàng.
Các sàn TMDT đã bão hòa từ lâu, hi vọng vào phép màu khi có khách hàng “bất chợt” vào shop của mình là điều hão huyền!
>> Xem thêm: Thanh toán online nhanh chóng với mã VietQR Pro
Điều này có nghĩa nhà thuốc cần đầu tư công sức vào xây dựng thương hiệu, hoặc tiền bạc vào chạy quảng cáo để đổ traffic vào shop của mình trên Shopee. Đối với những nhà thuốc nhỏ, đây là chiến lược không tối ưu trừ khi họ chịu trở thành những nhà sáng tạo để nhà thuốc nổi tiếng.
Với 3 lý do trên, các anh chị cũng thấy rõ kinh doanh trên các sàn TMDT không hề dễ dàng. Để nhà thuốc phát triển, chiến lược và lộ trình cần được nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp với ngân sách và tình hình kinh doanh hiện có. Không phải ai bảo làm đa kênh mình cũng làm đa kênh. Làm đa kênh mà không hiệu quả, thì mắc gì làm rồi bỏ xó nó đi?
Mong rằng các anh chị chủ nhà thuốc luôn vạch ra chiến lược kinh doanh nhà thuốc mình đúng đắn. Còn nếu không làm được, anh chị chủ nhà thuốc chỉ cần liên hệ đến PharmarZ Agency để được tư vấn hỗ trợ nhé!