Follow us:

Phân tích chiến lược đối thủ để phát triển sản phẩm mới trong ngành Dược

Mô hình phân tích đối thủ

Tóm tắt

Thương trường như chiến trường, tung ra một sản phẩm mới giống như đánh trận. Doanh nghiệp Dược cần am hiểu về thị trường, đối thủ, nhìn thấu được các chiến lược đang diễn ra trên thị trường. Từ đó làm cơ sở để R&D, tạo ra các concept mới cho sản phẩm, các USP hoặc thuộc tính chưa từng có trên thị trường nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tung hàng.

Trong marketing đây được gọi là xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới. Chiến lược này bao gồm các hoạt động như:

  • Xây dựng concept sản phẩm.
  • Xây dựng chiến lược danh mục sản phẩm kèm theo.
  • Xây dựng concept bao bì.
  • Thiết kế bao bì chuẩn marketing.
  • Định giá sản phẩm.

Cần phải có một cơ sở phân tích, lập luận logic để làm nền tảng xây dựng các chiến lược trên. Đây cũng cơ sở để các marketer có thể thuyết phục được cấp trên, bộ phận tài chính hay ban lãnh đạo để ra quyết định phát triển sản phẩm mới trong ngành Dược nói riêng, và toàn bộ các ngành nghề khác nói chung.

Hãy cùng PharmarZ tìm hiểu về mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh, làm tiền đề xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới trong ngành Dược nhé!

Tổng quan

Về cơ bản, có rất nhiều mô hình phân tích mà các marketer có thể dễ dàng tìm kiếm được trên Google với cụm từ competition analysis. Tuy nhiên bạn cần hiểu kỹ gốc rễ của vấn đề để vận dụng đúng và tạo ra hiệu quả.

Mỗi ngành hàng, sản phẩm sẽ cạnh tranh trên các chuỗi giá trị khác nhau, các phân khúc khách hàng khác nhau, kéo theo đó các tiêu chí ưu tiên cho một sản phẩm, thương hiệu cũng khác nhau. Từ đó để có cái nhìn tổng quan cho một ngành hàng hoặc sản phẩm, bạn cần xây dựng một mô hình để phân tích và nhìn nhận lại các chiến lược mà các đối thủ đang thực hiện.

PharmarZ đưa ra một mô hình phổ biến mà chúng tôi thường sử dụng. Bạn có thể xem ví dụ ở hình dưới.

Mô hình phân tích đối thủ

Trong mô hình này, sử dụng cột bên trái là tất cả các thông tin chia nhỏ về sản phẩm. Nếu bạn có kiến thức về chiến lược 4P hoặc 7P thì bạn sẽ hiểu ngay cách bảng phân tích đối thủ này hoạt động như thế nào. Nếu không hãy chia nhỏ nhất có thể, liệt kê ra tất cả các thông tin mà bạn có được về sản phẩm, sẽ tốt nhất nếu nhiều người cùng tham gia để có thêm nhiều thông tin.

Ở hàng ngang, bạn liệt kê ra các đối thủ đang có trên thị trường. Ưu tiên các ông lớn, top thương hiệu trong ngành, sau đó mới đến các đối thủ trực tiếp và cùng phân khúc.

Ví dụ cụ thể

PharmarZ sẽ cho bạn một ví dụ bên dưới về dòng sản phẩm Gạc rơ lưỡi trong ngành hàng Mẹ và bé:

PharmarZ Agency - Mẫu phân tích đối thủ

Xin lưu ý rằng các phân tích ở ví dụ này là giả định, chúng tôi không khẳng định đây là những thương hiệu nào trên thị trường. Các phân tích này đã được đơn giản hóa hết mức để bạn đọc dễ dàng hình dung được phương pháp. Trên thực tế, sẽ cần thêm cả các thông tin về định vị, chiến lược, phương thức truyền thông của đối thủ. PharmarZ sẽ không đưa những tiêu chí tốn nhiều chất xám vào ví dụ này vì cần thời gian và công sức rất lớn để hoàn thành.

Đối với các thông tin quan trọng, bạn có thể tô đậm từ đó đưa ra nhận xét tổng quan về điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ. Một bản phân tích chỉ có giá trị khi được tóm tắt và đúc kết lại thành những thông tin quan trọng. Các thông tin sẽ được sử dụng làm nền tảng để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, giúp gia tăng tỉ lệ thành công khi tung ra thị trường.

Một ví dụ nhỏ: Giả định PharmarZ muốn phát triển sản phẩm Gạc rơ lưỡi để tham gia vào ngành hàng Mẹ và bé. Sau khi phân tích các phân khúc giá trên thị trường, chúng tôi quyết định tham gia thị trường bằng chiến lược giá rẻ hơn nhờ tận dụng được lợi thế về công nghệ sản xuất.

Tương tự, bạn có thể xây dựng được nhiều chiến lược khác nhau dựa trên các cơ sở đã được phân tích. Và tất nhiên, các đề xuất của bạn với ban lãnh đạo cũng trở nên vững chắc hơn vì đã có cơ sở từ phân tích số liệu cụ thể.

Chúng tôi đính kèm mẫu để các bạn có thể sử dụng và thực thành. Link này không được công khai, bạn cần gửi yêu cầu truy cập để chúng tôi cấp quyền truy cập. Các bạn có thể truy cập tại đây.

Thông qua hướng dẫn và ví dụ trên, bạn hoàn toàn có thể tự thực hành thử trên một số dòng sản phẩm của công ty. Hoặc nếu bạn đang là sinh viên thì có thể tự áp dụng vào một sản phẩm bất kỳ mà bạn hiểu.

Kết luận

Tóm lại, biết người biết ta – trăm trận trăm thắng. Khi doanh nghiệp tham gia vào một ngành hàng cần hiểu rõ các chuỗi giá trị cạnh tranh trong ngành hàng đó. Đồng thời phải nhìn thấu được sản phẩm của các đối thủ trên thương trường, các chiến lược mà đối thủ đang triển khai để có được phương án tấn công, phòng thủ tốt nhất.

Khi đã phát triển sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp Dược phải xây dựng các chiến lược kèm theo để hỗ trợ tung sản phẩm một cách trơn tru nhất như:

  • Xây dựng chiến lược điểm bán
  • Xây dựng các chiến lược khuyến mãi
  • Thiết kế trải nghiệm khách hàng để kích thích dùng thử sản phẩm
  • Xây dựng chiến lược truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm ra thị trường

Các nội dung này sẽ được PharmarZ phát hành trong các bài viết tiếp theo. Các bạn hãy cùng đón đọc nhé!

Bài viết tham khảo thêm: Tiêu chí phân loại sản phẩm ngành Dược

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!