Gốc của cái cây đột ngột bị chặt – Ai là gốc cây?

Gốc của cái cây đột ngột bị chặt
“Có một câu chuyện thiếu nhi từ xưa kể rằng, một con thỏ nhỏ đã dùng đầu mình cố hết sức húc vào một gốc cây. Nó muốn húc đổ gốc cây này. Cái cây chẳng thể làm gì cả, nó chỉ biết đứng im và chờ đợi một phép màu…”

Tóm tắt

“Có một câu chuyện thiếu nhi từ xưa kể rằng, một con thỏ nhỏ đã dùng đầu mình cố hết sức húc vào một gốc cây. Nó muốn húc đổ gốc cây này. Cái cây chẳng thể làm gì cả, nó chỉ biết đứng im và chờ đợi một phép màu…”

Trong suốt cuộc đời mình, cố họa sĩ Fujimoto Hiroshi có nhiều tác phẩm để đời, trong đó phải kể đến huyền thoại kinh điển Doraemon. Gần đây tôi mới biết đến chùm truyện ngắn của ông với những vấn đề gây ám ảnh đến nhức nhối về xã hội. Trong đó có câu chuyện “Gốc của cái cây đột ngột bị chặt”.

Câu chuyện kể về anh thanh niên tên Nishimura tại một tòa soạn báo được phân công đến nhà ông nhà văn nổi tiếng Yamato hối thúc bản thảo. Anh chàng bước vào nhà với sự ngại ngùng dù nhà văn Yamato vô cùng vui vẻ. Đón tiếp hai người là một người phụ nữ nhu mì đang ngồi trước thềm cửa. Đó là vợ của nhà văn.

Thật bất ngờ, ngay khi thấy vợ, ông Yamato ngay lập tức tát bà. Cú tát mạnh đến mức bà ngã ra đất. Không có lý do nào cho cú tát này cả.

Ông ta liên tục bạo hành vợ khi hết rượu. Đánh vợ khi bà chưa kịp dọn dẹp. Ông ta thản nhiên sai bảo vợ lấy điện thoại cho ông ta gọi điện rủ nhân tình của mình đi chơi. Bà chuẩn bị hành lý cho ông ta đi chơi cùng nhân tình khi ông ta chưa yêu cầu cũng bị đánh đập dã man.

Bà Yamato giống như con robot chỉ biết phục tùng chủ vậy!

“Một ngày nào đó vợ của Yamato-sensei sẽ giết chết ông ta cho xem.” – cô nàng nhân tình bỏ lại lời đó và rời đi.

Đôi mắt gây ám ảnh
Đôi mắt gây ám ảnh

Ngay sau đó Nishimura đã phát hiện cuốn sổ con cắt đầy những cách thức giết người mà bà Yamato sưu tầm. Anh hoảng sợ đi tìm bà, phát hiện bà đang ở trên cầu thang, với đôi mắt của người đã chết, lại tiếp tục thiết kế một cái bẫy mới để giết chết chồng mình.

Câu chuyện kết thúc với câu hát “Con thỏ đi tới đó… gốc của cái cây… đột ngột bị chặt…”

Câu chuyện để lại nhiều ám ảnh trong tôi. Về con thỏ nhỏ bé và gốc cây cổ thụ kia. Về ông Yamato và người vợ dường như đã chết của ông ta. Ai là con thỏ, và ai là gốc cây?

Tôi chợt nhớ đến cây đại thụ Acecook trong ngành thức ăn đóng gói. Một cây đại thụ thật sự với tán cây bao phủ hầu hết thị trường. Khi chiếc rễ cây mang tên Hảo Hảo – chiếc rễ hút được nhiều dưỡng chất nhất đang đứng trước nguy cơ bị chặt đứt, cái cây này phải làm sao đây?

Liệu có phải do một con thỏ nào đó vì biết không thể húc đổ gốc cây to lớn ấy mà bắt đầu đào hang để làm chết rễ cây hay không?

Con thỏ lần này có thể húc được gốc cây hay không, gốc cây này có thật sự chỉ nằm im và chờ đợi phép màu hay không, đành để thời gian trả lời vậy.

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!