[CẬP NHẬT 2021] 8 BƯỚC LÊN KẾ HOẠCH SOCIAL MEDIA NGÀNH DƯỢC

Tóm tắt

8 BƯỚC LÊN KẾ HOẠCH CHO CHIẾN DỊCH SOCIA MEDIA MARKETING NGÀNH DƯỢC

1- Vạch ra mục tiêu của chiến dịch

Việc xác định mục tiêu của chiến dịch là vô cùng quan trọng. Mục tiêu này cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Một mục tiêu cần đảm bảo S.M.A.R.T:

  • Specific: Đặc trưng, riêng biệt
  • Measurable: Có thể đo lường được
  • Attainable: Có thể đạt được
  • Relevant: phù hợp, liên quan
  • Time-bound: Có thời hạn
Mô hình S.M.A.R.T trong marketing

Mục tiêu chiến dịch social media có thể khác nhau trên từng nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp triển khai thực hiện

Ví dụ: 

  • Nếu bạn dùng Instagram để tăng nhận thức về thương hiệu, chỉ tiêu số lượt theo dõi lượt xem Instagram story sẽ có ý nghĩa.
  • Trong trường hợp bạn muốn quảng cáo trên facebook thì giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) lại là thước đo cho hiệu quả của chiến dịch
Cost per click- Thước đo hiệu quả của chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội facebook

Điều quan trọng nhất:

Mục tiêu của chiến dịch social media phải phù hợp và nhất quán với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp

Nhất quán giữa mục tiêu của chiến dịch và mục tiêu tổng thể

2-Phác hoạ-xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Nắm bắt được chân dung khách hàng mục tiêu là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng, hiểu động lực mua sắm và quan trọng hơn cả là cơ sở để doanh nghiệp tìm ra “insight” khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng mục tiêu

Để có được chân dung khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần tiến hành các bước:

B1- Thu thập dữ liệu về khách hàng (thông qua thông tin nội bộ, phiếu khảo sát, công cụ phân tích insight, tìm hiểu qua diễn đàn/mạng xã hội hay thực hiện phỏng vấn trực tiếp)

B2- Xử lý dữ liệu: Sau khi có được dữ liệu cần tiến hành xử lý dữ liệu, phác hoạ dựa trên các yếu tố cơ bản như:

  • Thông tin nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, thành phần trong gia đình, khu vực sống,…)
  • Công việc, mức lương
  • Giá trị cuộc sống
  • Mục tiêu và khó khăn, thách thức trong cuộc sống
  • Họ ở đâu trong đời thực và trên mạng xã hội

B3- Phác hoạ chân dung khách hàng mục tiêu

Hãy đặt tên và vẽ khuôn mặt cho khách hàng mục tiêu, gắn với những đặc điểm về tính cách, tâm lý, hành trình mua sắm,… để có được chân dung rõ nét nhất.

3- Phân tích đối thủ cạnh tranh- Xem họ làm gì trên mạng xã hội

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, hãy nghiên cứu và tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của bạn:

  • Họ đang “tấn công” trên các nền tảng nào.
  • Họ làm tốt và không tốt ở điểm nào

Từ đó bạn sẽ biết bạn có thể tấn công vào đâu, học hỏi được gì từ họ (cả những thất bại và thành công). Nên nhớ, nếu đối thủ đã làm rất tốt và thống trị trên nền tảng nào đó, hãy hạn chế tối đa việc tấn công trực diện.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Chẳng hạn đối thủ của bạn đang làm rất tốt truyền thông trên facebook nhưng lại ít đầu tư hơn trên instagram, tiktok,… thì bạn có thể tấn công trên hai nền tảng này thay vì “đổ máu” trên chiến trường facebook.

Social listening

Social listeing là một công cụ hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động phân tích các hoạt động của đối thủ cạnh tranh một cách khách quan dựa trên data và số liệu rõ ràng thay vì tìm kiếm thủ công trên google.

Social listening- Công cụ giúp “nghe ngóng” đối thủ cạnh tranh hiệu quả

4- Kiểm tra hiệu quả hoạt động của bạn trên mạng xã hội

Trong quá khứ bạn đã nỗ lực truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, hãy note ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Những hoạt động bạn làm, điều gì hiệu quả và điều gì không?
  • Ai đang tương tác với bạn, KH mục tiêu của bạn hoạt động trên mạng xã hội nào?
  • Sự hiện diện của bạn trên mạng xã hội so với đối thủ cạnh tranh như nào?
Kiểm tra hoạt động của bạn trên mạng xã hội

Từ đây bạn sẽ có được câu trả lời cho việc:

  • Liệu bạn có nên tiếp tục đầu tư vào nền tảng đó không
  • Bạn cần làm gì để cải thiện hiệu quả hoạt động, bạn có thể học được gì từ đối thủ cũng như làm sao để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu

Một điều thú vị, bên cạnh việc tìm ra những lô hổng để khắc phục.

Việc kiểm tra hoạt động trên các nền tảng cũng mách bạn “ai đạo mạo danh” và “làm xấu hình ảnh của bạn” trên mạng xã hội. Lúc này, hoạt động báo cáo sẽ giúp bạn “thanh trừng” cái ác.

5- Tiến hành thiết lập tài khoản mạng xã hội 

Sau khi đã phác hoạ chân dung khách hàng mục tiêu, biết được họ ở đâu trên mạng xã hội, nắm bắt được đối thủ mục tiêu đang làm gì, bạn sẽ có được câu trả lời cho việc nên đầu tư truyền thông trên nền tảng nào thì đem lại hiệu quả.

Khi đã quyết định triển khai, cần xây dựng chiến lược cho từng mạng xã hội, hãy có “tuyên bố sứ mệnh” cho từng mạng xã hội.

Thiết lập tài khoản

Cùng bắt tay vào thiết lập tài khoản trên nền tảng mạng xã hội, let’s tart:

Điền vào các trường thông tin, bao gồm cả từ khoá mà khách hàng có thể tìm được bạn trên mạng xã hội.

Ví dụ: Nếu bạn triển khai fanpage chia sẻ kiến thức về xương khớp #bệnh_xương_khớp là từ khoá hữu hiệu

Đảm bảo nhất quán trong xây dựng thương hiệu (hình ảnh, màu sắc,…) để KH mục tiêu “dễ dàng” nhận ra bạn

Thiết lập tài khoản mạng xã hội

Lưu ý, sử dụng hình ảnh chất lượng cao và phù hợp đề xuất với từng mạng xã hội.

6- Tìm cảm hứng

Có thể bạn sáng tạo và độc đáo, tuy nhiên một cách ‘hay ho’ khiến bạn không bao giờ cạn ý tưởng và luôn nhiệt huyết, hãy học cách những “ông hoàng”, “người hùng” trên mạng xã hội họ đang làm

  • Bạn thích ai, hay theo dõi ai?
  • Cách thức họ làm như nào

Nên nhớ, không nhất thiết chỉ “chăm chăm” vào đối thủ 

Ví dụ: National Geographic- thống trị nền tảng instagram bởi những bức hình tuyệt đẹp và chú thích hấp dẫn 

Những “chú” ảnh biết nói của National Geographic

Ngoài ra, hãy “luôn lắng nghe” KH mục tiêu họ hỏi gì, họ mong chờ gì ở bạn từ đó “sáng tạo nội dung” đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ

Ví dụ: Tiktok có tính năng giúp người sáng tạo video có thể phản hổi câu hỏi, thắc mắc của người xem bằng một video khác và trả lời vào chính comment đó.

7- Lên lịch content calendar đểkhông bao giờ cạn ý tưởng

Lên lịch content calendar giúp bạn kiểm soát tuyến nội dung để đăng cũng như kiểm soát nội dung, thời gian đăng bài, tương tác để đem lại hiệu quả tối ưu

Phân chia tuyến nội dung cho phù hợp:

Phân chia theo tỉ lệ 50-25-20-5%:

  • 50% nội dung sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập trở lại trang web của bạn
  • 25% nội dung sẽ được tuyển chọn từ các nguồn khác
  • 20% nội dung sẽ hỗ trợ các mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng (đăng ký bản tin, tải xuống sách điện tử, v.v.)
  • 5% nội dung sẽ là về văn hóa công ty của bạn

Phân chia tuyến nội dung trong content calendar bạn sẽ đảm bảo bạn duy trì sự kết hợp phù hợp.

Ngoài tỉ lệ trên, bạn có thể phân chia theo tỉ lệ 80-20%:

Nếu bạn đang bắt đầu lại từ đầu và bạn không chắc chắn loại nội dung nào cần đăng, hãy thử quy tắc 80-20:

  • 80% bài đăng của bạn phải chia sẻ những thông tin hữu ích 
  • 20% có thể trực tiếp quảng bá thương hiệu của bạn.
Lập content calendar để không bao giờ cạn ý tưởng

Kiểm soát thời điểm đăng bài

Bài đăng có tính lặp lại theo chu kì, cụ thể là thời gian đăng bài cố định trong ngày sẽ tạo thói quen cho người đọc.

Mách bạn một tips: Sau khi bạn đã lên content calender, hãy sử dụng công cụ lên lịch để kiểm soát thời gian đăng bài thay vì phải cập nhật thường xuyên trong ngày.

8- Đánh giá và điều chỉnh chiến lược 

Khi bắt đầu triển khai kế hoạch và theo dõi kết quả, bạn có thể thấy rằng một số chiến lược không hoạt động tốt như bạn mong đợi, bạn hãy: 

  • Xem xét các chỉ số hiệu suất: Ngoài số liệu phân tích trong mỗi mạng xã hội, bạn có thể sử dụng các thông số UTM để theo dõi khách truy cập mạng xã hội khi họ chuyển hướng qua trang web của bạn, vì vậy bạn có thể biết chính xác bài đăng nào trên mạng xã hội thu hút lượng tương tác nhất.
  • Thường xuyên đánh giá chiến lược, thực hiện các cuộc khảo sát cũng là một cách tuyệt vời để tìm hiểu chiến lược hoạt động tốt như nào.
  • Lấy thông tin từ người theo dõi, danh sách email và khách truy cập trang web để biết bạn có đang đáp ứng nhu cầu và kì vọng của họ hay không, họ thích gì và cung cấp cho họ
Đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Mạng xã hội biến đôi mỗi ngày, đối thủ của bạn cũng liên tục thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chiến lược truyền thông của bạn cũng cần được kiểm tra, thay đổi và cập nhật liên tục. 

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn, giúp bạn có hình dung sơ bộ cách để xây dựng chiến lược social media marketing.

Hãy theo dõi trang để có thêm nhiều thông tin hữu ích!!!

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!