Bạn từng nghĩ việc mở nhà thuốc chỉ cần kinh nghiệm bán hàng là có doanh số ngon lành. Thực tế, kinh doanh lẻ dược phẩm ngoài cần tay nghề và kinh nghiệm lâu năm, để một nhà thuốc cạnh tranh trên thị trường cần phải có chiến lược marketing. Khi thực thi marketing hiệu quả, khách hàng nhận diện được thương hiệu và tăng trưởng doanh số.
Kinh doanh lẻ dược phẩm đang là ngành được đông đảo mọi người quan tâm. Tuy nhiên, thị trường kinh doanh hiện nay khá ồ ạt. Nhiều cơ sở kinh doanh không có chiến lược marketing bài bản, khôn ngoan dẫn đến việc không hiệu quả. Vậy tại sao nhiều nhà thuốc dần mất đi vị trí và thất bại?
1. Lối mòn tư duy trong kinh doanh lẻ dược phẩm
Trong suy nghĩ của đa phần dân kinh doanh nhà thuốc, điều thiết yếu chính là vận dụng kiến thức chuyên môn được học, kinh nghiệm bán hàng vào việc giúp đỡ và điều trị cho người bệnh. Việc phát triển thương hiệu nhà thuốc và triển khai các chiến lược marketing chưa được chú trọng. Dẫn đến việc có rất nhiều nhà thuốc mở ra nhưng không có năng lực cạnh tranh.
Tại các trường đại học y dược hiện nay, bộ môn marketing dược chưa được đào tạo chuyên sâu. Do vậy, sinh viên dược ra trường tập chung chủ yếu vào bán thuốc tại nhà thuốc, trình dược viên, chứ ít nghĩ đến lĩnh vực marketing dược. Chỉ vào 1 năm trở lại đây, marketing dược mới được biết đến nhiều hơn.
Thị trường bán lẻ dược phẩm ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn, các cơ sở kinh doanh dày đặc. 2 năm gần đây, một số tập đoàn ngoài ngành như FPT, thế giới di động, vingroup đang tham gia vào lĩnh vực dược phẩm và ngày một chiếm lĩnh thị trường.
Trong khi nhiều cái tên như Pharmacity, Long Châu, An Khang.. đang thực hiện tốt chiến lược marketing và đẩy mạnh tầm nhìn thương hiệu của họ. Các nhà thuốc, quầy thuốc nhỏ lẻ sụt giảm doanh số bán hàng và đang dần đào thải.
2. Nhu cầu khách hàng dần thay đổi
Trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc tăng nhưng người bệnh bị hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc hơn. Họ cần có những phương pháp tiếp cận và phục vụ đổi mới so với trước kia.
Đây chính là cơ hội nắm bắt của nhà thuốc khi thực hiện chiến lược marketing. Từ đó gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và tăng doanh số cho nhà thuốc.
3. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhu cầu người bệnh
Nhà thuốc cần xác định đúng tệp khách hàng của mình và tập trung làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đánh thẳng vào tâm lý chung luôn muốn được quan tâm tư vấn nhiều về bệnh và chăm sóc sức khỏe sau khi mua hàng.
Hiện nay một số chiến dịch như tăng trải nghiệm khách hàng bằng việc mở ra nhiều cơ hội thăm khám và tư vấn bệnh cho bệnh nhân tại nhà thuốc, tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua thuốc. Mục đích là để khách hàng biết đến nhà thuốc.
Mở rộng các kênh online như website, fanpage, zalo…Đây là các trang đưa đến thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ của nhà thuốc. Nơi thông báo về các chương trình chăm sóc khách hàng. Nhằm tiếp cận tầng lớp khách hàng hiện đại. Qua đó gia tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh số cho nhà thuốc.
Có thể thấy marketing giúp nhà thuốc nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó thỏa mãn từng nhu cầu của họ.
Trên đây là chia sẻ của marketingyduoc về định hướng chiến lược marketing cho nhà thuốc.
Tham khảo các bài viết tại marketingyduoc.com để tìm hiểu thêm về marketing ngành dược