Follow us:

Khủng hoảng doanh nghiệp: Bản chất và nguyên nhân

Khủng hoảng doanh nghiệp Bản chất và nguyên nhân
Khủng hoảng doanh nghiệp Bản chất và nguyên nhân

Tóm tắt

Bất kì doanh nghiệp nào cũng sẽ có giai đoạn xảy ra khủng hoảng. Thông thường chúng ta thường nghe đến cụm từ “khủng hoảng truyền thông” là chủ yếu. Nhưng thật ra có nhiều tác nhân gây khủng hoảng cho doanh nghiệp, thậm chí có những tác nhân xuất phát từ chính họ.

Cuộc khủng hoảng gần đây nhất chắc phải kể đến vụ việc tập đoàn Acecook Việt Nam bị thu hồi toàn bộ sản phẩm mì quốc dân Hảo Hảo. Hảo Hảo bị Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland thông báo có chất Ethylen Oxyde trong thành phần dù chất này bị cấm tại châu Âu. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng bùng nổ trên cả nước và gây những tổn thương lớn cho chính doanh nghiệp. 

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý một khủng hoảng khi nó nổ ra? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu rõ về bản chất của khủng hoảng.

1. Bản chất

Khủng hoảng có bản chất là một phép thử với hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Trong bất kì một cuộc khủng hoảng nào nổ ra, doanh nghiệp sẽ bộc lộ mức độ yếu kém trong một bộ phận nào đó hoặc toàn bộ nhân sự. Nếu sự yếu kém này rơi vào hệ thống quản trị, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ không vực dậy được nữa.

Có nhiều cách xử lý khủng hoảng khác nhau, tùy vào chiến lược của doanh nghiệp. Nhưng yếu tố xử lý cần quan tâm nhất đó chính là THỜI ĐIỂM. Xử lý khủng hoảng đúng thời điểm, khủng hoảng sẽ tạo ít tổn thương nhất. Xử lý quá trễ hoặc quá sớm, nhiều khi lại mang lại những “tác dụng phụ không mong muốn”.

bản chất của khủng hoảng
bản chất của khủng hoảng

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Marketing Y Dược sẽ liệt kê một số nguyên nhân để các bạn tham khảo:

  • Khủng hoảng kinh tế thị trường (kinh tế suy thoái, lạm phát, cổ phiếu sụp đổ,…)
  • Khủng hoảng nhân sự (do mâu thuẫn, đình công,…)
  • Khủng hoảng thông tin (bị hack thông tin, lộ thông tin mật,..)
  • Khủng hoảng truyền thông (bị đồn đoán, vu khống,…)
  • Khủng hoảng vật chất (đứt gẫy chuỗi cung ứng)
  • Khủng hoảng do thiên tai (dịch bệnh, sóng thần, động đất,..)
nguyên nhân của khủng hoảng
nguyên nhân của khủng hoảng

3. Kết luận

Cho dù là một doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lâu năm có tầm ảnh hưởng lớn, khủng hoảng vẫn có thể tấn công bất cứ lúc nào mà không báo trước. Vì vậy, việc dự trù và lên kế hoạch trước để đối phó với vấn đề này là việc các nhà quản trị nên làm trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vượt qua được cơn sóng mang tên khủng hoảng hay không, tùy thuộc vào con tàu mang tên “lãnh đạo” đang chèo lái nó!

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!