Follow us:

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN: hạn chế điểm trừ, tích lũy điểm cộng từ những câu hỏi phổ biến

Tóm tắt

Phỏng vấn là vòng quan trọng nhất của quá trình tuyển dụng, là cơ hội để bạn tương tác, tìm hiểu trực tiếp về vị trí, công ty mình ứng tuyển và cũng mang ý nghĩa quyết định rằng bạn có được nhận vào làm hay không. Tuy vậy, do thiếu hiểu biết cũng như trải nghiệm ít ỏi mà nhiều ứng viên đã tự tay gạt bỏ cơ hội việc làm của mình qua các lỗi phổ thông hoàn toàn có thể khắc phục trong thời gian tìm việc làm.

Dưới đây sẽ là chỉ dẫn:

– Một việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá nhiều bạn mắc phải, đặc biệt những ứng viên “rải hồ sơ hàng loạt” đó là không nhớ rõ mình đi phỏng vấn cho tại công ty tên cụ thể thế nào, cần liên hệ với ai. Tới văn phòng công ty, được Lễ tân hỏi cũng không biết mình tới phỏng vấn với ai để mời gặp, liên hệ ra sao rồi sau đó mới lục đục mở mail hoặc lịch sử cuộc gọi truy tìm cầu cứu.

– Tùy thuộc vào mỗi công ty mà yêu cầu ứng viên khi đi phỏng vấn cần mang CV bản cứng hoặc một bộ hồ sơ ứng tuyển, nếu trong mail thông báo hoặc cuộc gọi mời phỏng vấn không đề cập, hãy lưu ý hỏi rõ hoặc chủ động chuẩn bị sẵn tối thiểu CV bản cứng.

Mặc dù CV của bạn được nhà tuyển dụng đọc kĩ trong quá trình lọc hồ sơ, hoặc cầm trên tay ngay lúc phỏng vấn thì họ vẫn thường yêu cầu ứng viên giới thiệu về bản thân. Lúc này bạn nên tập trung nói những phần thông tin giúp nhà tuyển dụng hình dung ra được con người bạn ra sao, qua đó khoe khéo được rằng bạn phù hợp với vị trí công việc họ đang tìm kiếm thế nào. Đừng biến cơ hội này thành bài đọc dài lê thê lại toàn bộ thông tin liên hệ cá nhân hay trình độ học vấn, kinh nghiệm làm tại công ty A trong thời gian xyz tháng/năm quá đơn điệu lại đã được ghi rõ hết trong CV rồi.

Một câu hỏi hay gặp đối với các ứng viên đã từng có kinh nghiệm đi làm trước đó đặc biệt là những bạn có lịch sử “nhảy việc” kha khá.

– Lưu ý đầu tiên là: nếu thời gian làm việc tại một công ty quá ngắn (dưới 2 tháng) thì không nên ghi vào CV.

– Lưu ý thứ hai: kể cả nếu bạn có kí ức “bầm dập” ở công ty cũ với rất nhiều lý do khiến bạn quyết dứt áo ra đi thì khi gặp câu hỏi này tại buổi phỏng vấn ở công ty mới thì:

     + Hãy tập trung vào (các) lý do mấu chốt, nghiêm túc như về định hướng công việc, chính sách đào tạo,… Những lý do bên lề như đồng nghiệp ngồi cạnh quá vô duyên thì không cần nhắc tới :v

     + Thành thật nhưng phải khách quan, đừng dùng những tính từ quá cảm tính. Đừng biến phỏng vấn thành một buổi ngồi lê đôi mách nói xấu từng điểm nhỏ nhặt ở công ty cũ.

Tại câu hỏi này, điểm mấu chốt là hãy cho thấy bạn thực sự nghiêm túc và quyết tâm khi ứng tuyển vào công ty. Bạn có thể trình bày theo mẫu gợi ý trong hình hoặc theo ý khác, miễn là thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu nghiêm chỉnh rồi mới đưa ra quyết định.

Những câu trả lời mang tính mơ hồ, hoặc “ảo tưởng tuổi hồng” như ao ước được làm cho công ty thật to, thật xịn với văn phòng sang chảnh, sếp chả bao giờ nặng lời kể cả khi bạn làm sai hay đồng nghiệp cũng thật là “pro”,… chắc chắn sẽ mang lại cho bạn điểm trừ to đùng. Bạn ao ước được làm trong môi trường chuyên nghiệp nhưng đã thử nhìn lại xem mình đủ chuyên nghiệp để trở thành một mắt xích trong quy trình làm việc tại đó chưa? Vậy trước tiên, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách tìm hiểu cụ thể kĩ càng về vị trí công việc, công ty ứng tuyển, lý do khiến mình có thể gắn bó chứ không phải thứ ham muốn mơ hồ sớm nở tối tàn.

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!