Follow us:

Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng cần thiết để thành công!

Kỹ năng giao tiếp - kỹ năng để thành công
"Sinh viên Y Dược đa phần kém kỹ năng giao tiếp" - một nhận định chủ quan của đàn chị nhiều năm trong nghề. Tại sao chị ấy lại nhận xét vậy?

Tóm tắt

Nhiều người vẫn luôn khuyên rằng ngoài kiến thức chuyên môn, thì kỹ năng xã hội là thứ quyết định xem bạn có tồn tại trong một tổ chức được hay không. Trong đó thứ gọi là THÁI ĐỘ – một yếu tố trong kỹ năng giao tiếp – nhiều khi sẽ gián tiếp đưa bạn đến thành công, hoặc thất bại.

“Sinh viên Y Dược đa số kém kỹ năng giao tiếp” – Một đàn chị đi trước của tôi từng phải thốt lên câu đó sau nhiều năm tuyển dụng. Và chẳng phải tự nhiên mà chị ấy đánh giá một cách chủ quan như vậy. Tất cả bởi vì:

1. Sinh viên Y Dược học quá nhiều

Đã xác định học Y Dược chính là đánh đổi thanh xuân. Khi các ngành nghề khác chỉ đào tạo 3 năm rưỡi đến 4 năm, thì sinh viên Y Dược phải học đến 5-6 năm. Đối với những bạn thi bác sĩ nội trú hoặc xác định học chuyên khoa 1 ngay sau ra trường, thì thời gian này còn kéo dài nữa. 

Trong thời gian học tập, khối lượng kiến thức mà sinh viên Y Dược phải học cũng là một vấn đề. Có quá nhiều thứ phải nhớ và lịch kiểm tra liên tục đầy áp lực làm họ chỉ có thể học tập mà ít tham gia các hoạt động nào khác. Bởi vậy nên kỹ năng xã hội và kỹ năng kém là điều dễ hiểu.

2. Sinh viên Y Dược chỉ chú trọng chuyên môn

Sinh viên Y Dược luôn lầm tưởng rằng chuyên môn tốt là họ dễ dàng kiếm được việc làm. Điều này có lẽ sẽ đúng khi bạn làm tại bệnh viện, phòng khám hoặc nhà thuốc. Còn nếu bạn đang mong muốn làm việc trong môi trường marketing Dược thì chỉ chuyên môn không đủ. Bạn phải làm rất nhiều việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ổn như tổ chức sự kiện, tổ chức hội thảo, thuyết trình, vân vân… 

Vì vậy, việc tự tin giao tiếp là điều kiện không thể thiếu trong một môi trường năng động như công ty Dược. Nếu bạn chỉ mãi ù lì, chẳng mấy chốc bạn sẽ bị đào thải.

Sinh viên Y Dược đa số chỉ chú trọng chuyên môn mà lơ là những kỹ năng xã hội
Sinh viên Y Dược đa số chỉ chú trọng chuyên môn mà lơ là những kỹ năng xã hội

3. Sinh viên Y Dược ỷ vào mình giỏi

Thường người giỏi sẽ là người có cái “tôi” cao, và sinh viên Y Dược chính là những người đó. Họ quá giỏi và tự tin vào chuyên môn nên không tránh khỏi có sự tranh cãi với người khác. Lúc này, họ luôn tự tin vào kiến thức của bản thân mà quên mất nhiều khi thực tế lại khác sách vở rất nhiều. 

Việc quá giỏi khiến sinh viên Y Dược ít học hỏi thêm những gì gọi là “kinh nghiệm” mà chỉ chăm chăm vào lý thuyết. Thái độ kém cầu học này và sự cứng nhắc trong chuyên môn sẽ là một điểm trừ cực lớn trong mắt của đồng nghiệp cũng như cấp trên. 

4. Kết luận

Không thể phủ nhận những sinh viên với điểm đầu vào thuộc hàng top trên vô cùng giỏi, nhưng khi ra xã hội sẽ rất ít người thành công ngay từ đầu. Nguyên nhân thì nhiều không kể siết, nhưng có lẽ thái độ và kỹ năng giao tiếp của họ quá kém, cái “tôi” cao và dễ tự ái đã phần nào níu chân họ trên con đường thăng tiến.

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!