MARKETER HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ HOT PHIM “SQUID GAME-TRÒ CHƠI CON MỰC”

Squid Game
Squid Game

Tóm tắt

SQUID GAME hot tới mức nào???

Bom tấn “Squid Game” đang làm mưa làm gió trên khắp các nền tảng mạng xã hội. Nó cũng lọt top 2 bảng xếp hạng phim thịnh hành toàn cầu trên nền tảng Netflix. Nó dễ dàng vượt mặt các “đối thủ sừng sỏ” để thống trị ngôi đầu bảng tại thị trường Mĩ.

Bạn là một tín đồ của Facebook hay Tiktok. Bạn sẽ không khó để bạn nhận ra Squid Game luôn lọt top thịnh hành. Trong đó, không thể không kể đến sức hút từ những từ khóa như: “Tách kẹo”hay “Đèn xanh đèn đỏ”

SQUID GAME lọt top 2 top phim gây bão trên Netflix toàn cầu

Vậy, đâu là công thức thành công cho siêu phẩm SQUID GAME?

Bộ nhận diện thương hiệu nhất quán và độc đáo

Thành công của bộ phim không thể không kể đến sự nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu từ logo phim đến màu sắc chủ đạo

Logo phim

Đầu tiên, hãy nói đến logo phim:

Cùng theo dõi poster phim bản Hàn và bản tiếng anh, bạn có nhận ra sự độc đáo? 

Poster phim SQUID GAME

Nếu như phim tên tiếng anh là Squid game, còn ở bản hàn, tên là 오징어게임. Những nhà thiết kế đã khéo léo sáng tạo để “phiên dịch” tên dưới dạng các biểu tượng “tròn, vuông, tam giác”

Đố bạn biết “Tròn, vuông, tam giác” xuất hiện ở những chi tiết nào ngoài phạm vi poster?

Sát thủ trong phim cũng có biểu tượng “Vuông-Tròn_tam giác”

Nghía qua một chút, các biểu tượng này xuất hiện trên mặt nạ của những tên “sát nhân máu lạnh”, chúng không có hình hài, chúng chỉ là “Tròn, vuông, tam giác”. Chúng đi lại khắp phim với những biểu tượng “di động”. Không biết có ai xem xong phim mà làm toán bị ám ảnh không, chứ với tôi giờ đây định lý Talet cũng xếp sau định lý con mực thôi.

Trò chơi kẹo đường trong SQUID GAME

Còn nữa, “Tròn, tam giác, vuông” còn len lỏi trong các trò chơi. Sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến trò kẹo đường. Bốc được “Tròn, tam giác, vuông” sẽ là hạnh phúc ngọt ngào so với “chiếc ô tử thần”

Và còn rất nhiều, rất nhiều chi tiết lồng ghép nữa, ví dụ như nền tường, hay trong tấm thiệp mời tham gia cuộc chơi chẳng hạn.

Sự nhất quán trong tạo dựng logo và lồng ghép vào trong suốt bộ phim đã làm nên thành công của phim. 

Nếu bạn là marketer, hãy nhớ lấy điều này nha!

 Màu sắc chủ đạo

Muốn biết màu sắc chủ đạo của phim, hãy cứ nhìn quần áo của cả dàn diễn viên trong phim sẽ rõ.

Không biết đạo diễn phim có phải fan của “Hắc Hường” không nhưng cứ nhìn trang phục mà những sát thủ máu lạnh mang trên mình tôi dám cá lắm. 

Hồng-đen-trắng xuất hiện không chỉ là màu trang phục chủ đạo mà còn trong những vật dụng trong phim

Ví dụ: “chiếc quan tài nhỏ xinh màu hường”, chẳng hạn.

Tone màu chủ đạo trong phim SQUID GAME là Hồng-đen-trắng

Vậy, marketer nên nhớ, hãy trung thành với màu sắc thương hiệu mà bạn mang, biến nó trở thành viral nhất trong chiến dịch của bạn.

Làm gì thì làm nội dung cũng là yếu tố then chốt

Sức hút từ các trò chơi trong phim

Squid Game thuộc thể loại phim sinh tồn, một thể loại phim hứa hẹn luôn hot và sẽ mãi hot. Đạo diễn phim đã khéo léo khi làm mới những trò chơi game dân gian trong văn hóa Hàn Quốc. 

Điểm đặc biệt, những trò chơi game này đơn giản, phải nói là vậy. Không giống như các phim băng rừng vượt đầm lầy đầy cạm bẫy và hiểm nguy gán mác: “Không bắt chước dưới mọi hình thức”, trò chơi trong phim khiến khán giả tò mò cách chơi. Rất nhiều diễn đàn đem ra mổ xẻ và bắt chước và “tiktok chưa bao giờ nằm ngoài cuộc chơi”. Đơn cử, bạn có thể gõ hot search liên quan trên tiktok, sẽ luôn nằm trên top từ khóa và luôn thế.

Và, trò chơi trong phim giống như là con virus, nó “lây lan” và có sức “công phá” kinh khủng. Người người bàn, nhà nhà bàn, người người chơi, nhà nhà chơi.

Đây chính là chiến dịch viral campain mà marketer có thể “học lỏm” và áp dụng. Không phải cứ phải cao siêu hay “vô cùng vi diệu” mới có thể viral, đúng không?

Trò chơi đèn xanh đèn đỏ trong phim SQUID GAME

Trò chơi hẳn là yếu tố then chốt, nhưng không thể không kể đến ý nghĩa nhân văn mà bộ phim mang lại cũng là một chất xúc tác khiến bộ phim “đọng” lại trong lòng khán giả.

Ý nghĩa phim nhân văn sâu sắc

Ý nghĩa nhân văn trong phim SQUID GAME

Những người chơi trong phim tạo nên một thế giới thu nhỏ, họ đến từ tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội mà có thể vì tiền bất chấp, kể cả tính mạng và những giá trị nhân văn cao đẹp như tình người, tình anh em,…Họ là thú vui tiêu khiển cho những con người “núp lùm” phía sau. Đó là những con người ở tầng cao nhất của xã hội với thú vui bệnh hoạn và chứng kiến con người tàn sát và chà đạp lên nhau.

Suy cho cùng, không ai khiến bạn biến chất và tha hóa, tất cả là sự lựa chọn nơi bạn. Và, con người vẫn luôn là “giống loài” đáng sợ nhất.

Câu chuyện nhân văn này nó vẫn lặp đi lặp lại trong rất nhiều thể loại phim từ kinh dị, ma, viễn tưởng,… nhưng chưa bao giờ là lỗi mốt, vì nó luôn phản ánh thực tại cuộc sống.

Đây chính là “bình mới rượu cũ” nhưng vẫn khiến con người không thôi “thổn thức”

Người chơi hệ 123 tuổi trong phim SQUID GAME

Bộ phim tưởng như đạt đến đỉnh cao “content”, nhưng không, nơi đâu có phim nơi đó có “thánh soi”. Những hạt sạn “siêu to khổng lồ” của bộ phim vẫn không ngừng được đào bới và mổ xẻ. Nhưng không hẳn là xấu nhé, hiệu ứng này vô tình khiến bộ phim hot hơn và được bàn luận nhiều hơn.

Vậy, marketer ơi, làm gì thì làm, hãy làm cho content của bạn thật sự sống động, chạm đến trái tim khách hàng từ chính những điều giản dị trong thế giới quan của con người.

Và đừng quên, một chút xúc tác “war” không phải bao giờ cũng là xấu.

Guerrilla Marketing chưa bao giờ lỗi mốt

Guerrilla Marketing là một hình thức quảng cáo không hề mới lạ. Ưu điểm lớn nhất của Guerrilla Marketing là chi phí cực kỳ khiêm tốn nhưng đem lại hiệu cao cao và để lại ấn tượng cực kỳ sâu sắc cho khách hàng. Tuy nhiên, để tạo ra bất ngờ, marketer phải thực sự sáng tạo  

Guerrilla Marketing- Hiệu ứng truyền thông đáng gờm

Đội ngũ quảng bá series Squid Game hẳn là những bậc thầy “marketing du kích” khi đã biến những trò chơi trong phim thành những phiên bản đời thực xuất hiện ở những vị trí công cộng, đắc địa như ga Itaewon (Hàn Quốc). Người dân như được trải nghiệm cảm giác “bước vào thế giới phim” với những hot game “đèn xanh đèn đỏ, tách kẹo” cùng những tên lính canh “Đỏ-đen-trắng, vuông-tròn-tam giác” dọc dãy hành lang. Thót tim phải không?

“Món kẹo đường gì vậy?”

“Tấm card chơi game này là sao?”

Trải nghiệm mô phỏng các trò chơi trong phim squid game

Đừng lo ngại nếu bạn chưa bắt kịp sóng hay trở thành tối cổ. 

Những người xung quanh bạn sẽ là người “phổ biến luật chơi” tốt nhất cho bạn.

Và, còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào xem phim.  Nào, chúng ta cùng check-in và “lan tỏa sự kinh hoàng” này nào.

Quá tuyệt phải không, Guerrilla Marketing vẫn cứ là chân ái, marketer có rút ra được điều gì chưa nhỉ?

Sẽ thật sự là thiếu xót nếu không nhắc đến dàn KOLs khủng

Những cái tên đình đám góp mặt trong Squid Game không thể không kể đến:

Lee Jung Jae – tượng đài điện ảnh của Hàn Quốc (đóng vai Gi Hoon – nhân vật chính)

Jung Ho Yeon – người mẫu đình đám và là bảo bối của làng người mẫu Hàn (đóng vai Sae Byuk – cô gái người Triều Tiên)

Oh Young Soo – tài tử gạo cội (đóng vai trong vai Oh Il Nam)

Gong Yoo – mỹ nam “yêu tinh” trong Goblin (đóng vai khách mời)…

Dàn diễn viên đình đám, chất ngất trong phim SQUID GAME

Chúng ta đã nói trong rất nhiều bài về sức hút truyền thông đến từ các KOLs và có lẽ điểm này không cần nhắc đến nữa. 

Tuy chi phí để có thể “mời” được các KOLs là không hề nhỏ, tỉ lệ thuận với độ nội tiếng của các Celeb nhưng hiệu ứng truyền thông mà KOLs mang lại quả là đáng gờm và khó một hình thức truyền thông nào có thể sánh kịp. 

Vậy là chúng ta đã “bắt bệnh” công thức nổi tiếng của hot phim SQUID GAME rồi.

Hi vọng bài viết hữu ích và sẽ giúp các marketer có được những bài học đáng quý để vận dụng vào chính chiến dịch của công ty.

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!