Chạy quảng cáo Facebook lĩnh vực ngành y dược thất bại? Hãy xem lại bài viết của bạn có chứa những nội dung mà anh Xoăn liệt kê vào danh sách cấm không nhé
1. Một số từ ngữ bị cấm quảng cáo trên Facebook ngành y dược
Trong lĩnh vực y dược, sức khỏe, y tế, công việc khám chữa bệnh,…có một số từ cần tránh khi thực hiện chạy quảng cáo như:
Từ ngữ liên quan đến y học, khám chữa bệnh:
- Quả tim, Gan, Thực phẩm chức năng, Xương khớp, Viêm Xoang
- Bệnh nhi, Bệnh nhân, Bác sĩ chữa trị, Bác sĩ điều trị, khỏi bệnh, Phòng khám bệnh
- Chế.t chóc, Đau đớn, Tuyệt vọng, t* nạn, tự t*
Nội dung dạng liệt kê thành phần hóa học, hóa chất, tên loại chất: Vitamin, omega, axit, vv.vv, chất xơ, thành phần dược liệu…
Nội dung mang tính cam kết về kết quả: cam kết, đảm bảo,…(trị mụn, trị sẹo, chữa hói đầu….)
Sử dụng từ ngữ bị vi phạm bản quyền thương hiệu
2. Những nội dung, hình ảnh bị cấm đối với sản phẩm hay dịch vụ sức khỏe cá nhân
Facebook cho rằng để giảm trải nghiệm tiêu cực của khách hàng, chính sách quảng cáo của mạng xã hội lớn nhất này không cho phép các nội dung sau xuất hiện khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sức khỏe cá nhân:
Hình ảnh tập trung vào tình trạng cá nhân: Điều này có thể gây khó chịu nếu bài quảng cáo có chứa hình ảnh phóng to về tình trạng cá nhân
- Ví dụ: Hình ảnh làm phóng to làm nổi bật tông màu vàng của răng.
- Ý tưởng thay thế: Thay bằng video có nội dung hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm kèm phần mô tả đề xuất tần suất sử dụng sản phẩm để có hiệu quả làm trắng răng.
Nội dung tập trung vào kết quả: Quảng cáo phải có nội dung mô tả chính xác và chuẩn mực về hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời không nên có những tuyên bố về kết quả của sản phẩm, dịch vụ dễ gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm. Nếu không muốn ăn gậy từ Facebook thì bài quảng cáo không nên có nội dung về kết quả cụ thể của sản phẩm, dịch vụ một cách chắc chắn
Ví dụ: Nội dung quảng cáo sản phẩm chứa kết quả khác biệt hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn. Vì kết quả của mỗi người không giống nhau nên lời khẳng định của nội dung này có thể gây hiểu nhầm.
Nội dung trước và sau: không được sử dụng video hay hình ảnh trước và sau khi sử dụng để thể hiện kết quả.
- Ví dụ: hình ảnh trước và sau khi sử dụng các sản phẩm trị mụn
- Ý tưởng thay thế: Hình ảnh của kết quả “sau” không làm nổi bật một phần cơ thể cụ thể hoặc quảng cáo có kết quả cuối cùng phi thực tế.
Nhận định tiêu cực về bản thân: Nếu bài quảng cáo chứa nội dung có khả năng gây ra phản ứng tiêu cực, như quảng cáo khiến một cá nhân có nhận định tiêu cực về cơ thể hoặc dáng vẻ của họ. Quảng cáo không được nêu bật một dáng vẻ hay bộ phận cụ thể làm hình tượng, không được giới thiệu kết quả trước và sau hoặc kết quả cuối cùng theo kiểu lý tưởng hóa.
- Ví dụ: quảng cáo giảm cân sử dụng hình ảnh có nội dung thước dây quấn quanh cơ thể một người, điều này có thể tập trung quá mức vào số liệu giảm cân.
- Ý tưởng thay thế: có thể thay bằng những phản hồi tích cực của người từng sử dụng dịch vụ
3. Nên làm gì khi quảng cáo bị Facebook từ chối?
- Yêu cầu Facebook xem xét lại quảng cáo bị từ chối
Nếu cho rằng bài quảng cáo bị từ chối do nhầm lẫn, bạn có thể yêu cầu Facebook xem xét lại quyết định đó
- Chỉnh sửa hoặc tạo một quảng cáo mới
Nếu bài quảng cáo bị từ chối do không tuân thủ “Chính sách quảng cáo” của Facebook thì tùy theo mức độ, có thể khắc phục vấn đề bằng cách cập nhật thành phần vi phạm chính sách như văn bản, video, hình ảnh, phương thức nhắm mục tiêu hoặc trang đích.
- Xem lại Chính sách quảng cáo của Facebook
Xem lại “Chính sách quảng cáo” của Facebook để hiểu rõ hơn về những loại quảng cáo nào không được chấp nhận trên Facebook.
Trên đây là những lưu ý khi chạy quảng cáo Facebook cho ngành y dược. Trước khi quảng cáo về sản phẩm hay dịch vụ sức khỏe cá nhân cần tìm hiểu kĩ chính sách của Facebook để tránh mắc những sai lầm và đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công!