Follow us:

SWOT Là Gì? Phân Tích SWOT Của Ngành Dược

phân tích swot
SWOT được biết đến là một mô hình phân tích những yếu tố cơ bản trong kinh doanh. Một doanh nghiệp trước khi bắt tay vào hoạt động, phải phân tích các yếu tố trong mô hình SWOT để làm tiền đề cho chiến dịch 4P marketing.

Tóm tắt

SWOT được biết đến là một mô hình phân tích những yếu tố cơ bản trong kinh doanh. Một doanh nghiệp trước khi bắt tay vào hoạt động, phải phân tích các yếu tố trong mô hình SWOT để làm tiền đề cho chiến dịch 4P marketing. Dưới đây là bài viết rõ hơn của marketingyduoc.com gửi đến các bạn.

1. Khái niệm SWOT

SWOT là viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây được xem là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh đầu tiên cho doanh nghiệp. 

SWOT gồm 2 yếu tố bên trong (S, W) và 2 yếu tố bên ngoài (O, T) để từ đó doanh nghiệp nhận ra mình cần phải thay đổi hay phát triển những vấn đề gì. Điều đó cần phải phân tích SWOT.

2. Khái niệm phân tích SWOT

Hiểu được SWOT là gì, thì bước tiếp theo của doanh nghiệp chính là tiến hành ‘’mổ xẻ’’ những vấn đề trong mô hình này. Về bản chất thì phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch chiến lược và xác định hướng đi cho doanh nghiệp. Có thể được áp dụng cho từng sản phẩm, dự án riêng lẻ hoặc cho cả doanh nghiệp.

  • Strengths: Đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp có những điểm mạnh nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • Weaknesses: Đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp có những điểm yếu nào so với đối thủ cạnh tranh. 
  • Opportunities: Yếu tố bên ngoài nào thuận lợi cho quá trình triển khai.
  • Threats: Các tác nhân môi trường nào gây bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm, doanh nghiệp. 

2. Ưu nhược điểm của phân tích mô hình SWOT

Ưu điểm

  • Dễ phân tích: Phân tích SWOT là bước đầu tiên, dễ dàng phân tích trước khi bắt tay vào triển khai một dự án, chiến dịch nào đó. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có thể thấy được từ cái góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.
  • Không mất phí hoặc không tốn nhiều chi phí: Việc phân tích SWOT có thể do những người trong doanh nghiệp họp bàn và đưa ra kết luận. Việc làm này không hề mất phí, trừ trường hợp những doanh nghiệp lớn thuê các chuyên gia phân tích để có kết quả chính xác và đầy đủ hơn. 
  • Tính cần thiết: Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để sửa đổi, nắm bắt các cơ hội và lường trước các rủi ro dự đoán được, từ đó dự phòng cách khắc phục.

Nhược điểm

  • Các kết quả phân tích dựa trên góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không thuê các chuyên gia phân tích). Vì vậy kết quả phân tích chưa đi sâu vào tất cả các khía cạnh, khó đạt độ chính xác cao.
  • Khi phân tích SWOT cần phải dựa trên số liệu cụ thể để đảm bảo tính khách quan. Và phân tích SWOT chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó doanh nghiệp phải tiến hành phân tích lại liên tục. Vì thị trường thay đổi liên tục, đối thủ cạnh tranh cũng cập nhật thường xuyên. Nếu không thích nghi thì các phân tích cũ không có tác dụng trong thời đại mới.
phân tích swot

3. Ứng dụng của mô hình SWOT

Có lẽ bạn đã hiểu phần nào vai trò của phân tích mô hình SWOT rồi, nhưng cụ thể mô hình SWOT được ứng dụng như thế nào thì mời bạn đọc tiếp.

Hình thành chiến lược

Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải có kế hoạch cụ thể và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tiên là phải rõ ràng được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển và có những thách thức gì cho doanh nghiệp. Mô hình SWOT là bước đầu tiên để doanh nghiệp định hình những bước đi cho mình. Từ đó hình thành và xây dựng các bước tiếp theo của chiến lược kinh doanh.

Tìm ra ý tưởng mới

Khi cùng thảo luận các điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, những người cùng thảo luận nhìn thấy vấn đề cần giải quyết. Thì lúc đó chính là lúc ý tưởng được ‘’ra đời’’. Đây chính là ưu điểm của nghiên cứu SWOT liên tục, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để từ đó nghiên cứu, sáng tạo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Sắp xếp những việc cần giải quyết

Tất nhiên hoạt động phân tích SWOT để biết doanh nghiệp có gì và nên làm gì. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần giải quyết thì cần phải có một thứ tự giải quyết lần lượt. Doanh nghiệp cần xác định điểm yếu nào cần khắc phục, điểm yếu nào cần ưu tiên khắc phục trước (không phải điểm yếu nào cũng cần khắc phục), điểm mạnh nào cần tối ưu. Những cơ hội nào cần nắm lấy, những rủi ro nào thường trực của doanh nghiệp cũng cần phân tích SWOT hỗ trợ.

Xây dựng kế hoạch tiếp thị

Không chỉ được ứng dụng trong phát triển sản phẩm, doanh nghiệp. Mô hình SWOT còn ứng dụng trong việc phân tích kế hoạch tiếp thị. Trong phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả phân tích chiến lược marketing của họ, từ đó doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp mình. 

4. Xây dựng mô hình SWOT như thế nào?

Tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có các bước xây dựng SWOT riêng, nhưng nhìn chung, phải có 4 bước cơ bản cho quá trình này: 

Bước 1: Phân tích thế mạnh (Strengths)

Hãy xem doanh nghiệp bạn có gì, đâu là điều mà doanh nghiệp bạn tự hào nhất. Như đã nói, nếu doanh nghiệp không thuê chuyên gia phân tích, thì những đánh giá này hoàn toàn xuất phát từ sự chủ quan của doanh nghiệp. Trả lời những câu hỏi chính:

Doanh nghiệp làm tốt những việc gì?

Điểm nào mà đối thủ không có?

Năng lực nội bộ của doanh nghiệp ra sao?

Thương hiệu của bạn thu hút khách hàng ở điểm gì?

Doanh nghiệp có máy móc, thiết bị tiên tiến?

Doanh nghiệp cps kỹ thuật độc quyền, bằng sáng chế, bằng phát minh,…?

Bước 2: Phân tích điểm yếu (Weaknesses)

Doanh nghiệp nào cũng có điểm yếu, điều quan trọng là có cần thiết phải giải quyết hay giải quyết như thế nào. Đặt và trả lời các câu hỏi:

Doanh nghiệp của bạn chưa làm tốt điều gì?

Đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn bạn những việc gì?

Những nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ cạnh tranh là gì?

Doanh nghiệp bạn cần giải quyết những vấn đề nội bộ nào?

Đội ngũ nhân viên có vấn đề gì không?

Tại sao khách hàng lại không chọn sản phẩm của bạn?

Thương hiệu của bạn có đang thực hiện đúng lời hứa thương hiệu không? và thuộc tính thương hiệu tiêu cực nào mà doanh nghiệp đang gặp phải?

phân tích swot

Bước 3: Phân tích cơ hội (Opportunities)

Cơ hội nào cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn? Tất nhiên phải phân tích các câu hỏi:

Những kênh hay những cách thức truyền thông nào tiếp cận được khách hàng để tăng chuyển đổi?

Nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp áp dụng một trong 4 chiến lược của ma trận Ansoff liệu có khả thi không?

Làm sao để cải thiện cách tiếp cận và bán hàng cho tập khách hàng tiềm năng?

Những kênh quảng cáo nào mà doanh nghiệp chưa khai thác?

Bước 4: Phân tích thách thức (Threats)

Bước cuối cùng trong phân tích SWOT – Thách thức, rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro này đến từ nhiều những yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, vấn đề tài chính, sản phẩm,…). Bao gồm:

Đối thủ mới nổi, đối thủ mạnh.

Những thay đổi bất ngờ về luật pháp (nhất là đối với ngành dược).

Khách hàng có những hiểu lầm đối với sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp.

Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm, dịch vụ nhưng không nắm bắt.

phân tích swot

5. Phân Tích SWOT Của Ngành Dược 

Bao gồm 4 yếu tố trong mô hình SWOT mà marketingyduoc.com đã nêu ở trên. Phân tích SWOT ngành Dược Việt Nam cũng dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, khó khăn.

Điểm mạnh

  • Các công ty dược tại Việt Nam có nhiều hệ thống phân phối, kênh bệnh viện và kênh bán lẻ,…
  • Chi phí sản xuất, xây dựng thấp (điểm cạnh tranh so với các đối thủ sản xuất ngoài nước), nguồn lao động dồi dào.

Điểm yếu

  • Trong một thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, phát triển không theo một thị trường mục tiêu nhất định.
  • Đa số doanh nghiệp sản xuất vẫn theo tiêu chuẩn GMP – WHO (tiêu chuẩn này được cho là đã khá lạc hậu).
  • Có những doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận mà thần thánh hóa công năng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nhiều doanh nghiệp với đội ngũ R&D còn yếu kém.
  • Các quy định về mặt pháp lý còn nhiều lỗ hổng.
  • Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Cơ hội

  • Thị trường dược phẩm của Việt Nam dự kiến tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng (theo thống kê của BMI research).
  • Tỷ lệ người dân có ý thức trong việc sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng tăng cao.
  • Các nhóm bệnh như ung thư, tim mạch gia tăng.

Thách thức

  • Cập nhật các quy định pháp lý phù hợp.
  • Thị trường thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp dược phẩm cũng phải nắm bắt và đổi thay.
  • Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, từ trong nước tới các công ty dược đa quốc gia.
  • Khâu nguyên liệu và sản xuất.

6. Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về SWOT, các bước phân tích SWOT và SWOT của ngành dược Việt Nam. 

Nếu bạn cũng quan tâm, có thể tìm hiểu bài viết Ma trận Ansoff và tầm ảnh hưởng của ma trận Ansoff trong một chiến dịch

Tham gia groupfanpage của chúng tôi để cùng chia sẻ và học hỏi kiến thức marketing y dược nhé!

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!