Follow us:

Tào Tháo hỏi Tư Mã Ý: “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”

metaphor trong content
Không ai còn xa lạ với lối nói ẩn dụ, càng thông minh, con người càng thích nói những lời với những ý nghĩa sâu xa trong đó. 

Tóm tắt

Không ai còn xa lạ với lối nói ẩn dụ (metaphor), càng thông minh, con người càng thích nói những lời với những ý nghĩa sâu xa trong đó. 

Người xưa kể rằng, khi Tư Mã Ý được hỏi câu này đã lúng túng không biết giải thích ra sao, nhưng phải hoảng hốt khi nghe Tào Tháo nói tiếp: ‘’Vì nó biết giấu đi’’. Tại sao lại hoảng hốt? đơn giản bởi Tư Mã Ý đã bị câu nói ấy đánh ‘’trúng tim đen’’. 

Có phải vì lòng bàn chân lõm vào, ít khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay sàn nhà, mặt đất nên trắng hơn…Và mặt với tay thì ngược lại? 

Tất nhiên Tào Tháo không muốn một câu trả lời như vậy. Đây không phải câu hỏi đơn thuần, ông muốn ẩn dụ rằng lòng bàn chân lõm vào là để giấu giếm cái gì đó. Tức, Tào Tháo đã biết Mã Tư Ý có ý đồ riêng nên phải ra mặt cảnh cáo: Đừng bao giờ để lộ hết ‘’ruột gan’’ cho người khác biết và người thông minh họ biết giấu đi những điều cần giấu. 

Tào Tháo đã sử dụng lối nói ẩn dụ, nó luôn tạo nên sự tò mò cho người đọc, người nghe và cảm giác thân thuộc (do bạn biết những metaphor này). Không những thế còn chứa sự bất ngờ đằng sau lối ẩn dụ đó. Ví dụ về câu hỏi kia, người ta sẽ không quan tâm tại sao lòng bàn chân lại trắng mà chắc chắn người ta muốn biết điều ông ấy đang ám chỉ là gì.

Nhờ câu nói mang đầy ẩn dụ trên, lại nhắc tới sử dụng metaphor hay còn gọi là lối viết ẩn dụ trong content. Tức là dùng các sự vật, hiện tượng, nhân vật lịch sử, người nổi tiếng,…để khiến người đọc quan tâm đến nội dung mà người viết muốn truyền tải một cách tự nhiên nhất.

metaphor trong content

Đọc giả bị hấp dẫn bởi các bài viết sử dụng metaphor…ví dụ như Tào Tháo, tạo cảm giác như gặp được ‘’người quen’’. Metaphor khéo léo dẫn dắt người đọc, làm cho họ thấy được sự liên quan giữa sản phẩm hay thương hiệu với hình tượng mà người viết muốn gắn vào. Ví dụ bia Sapporo lấy hình tượng của Samurai để làm nổi bật sản phẩm của họ, khiến người đọc cảm thấy thân thuộc và tò mò muốn biết hãng bia này và Samurai liên quan như thế nào, điểm chung của cả hai là gì. Metaphor dùng để thể hiện lời hứa thương hiệu, làm sinh động bài viết và thương hiệu được yêu thích. 

Người viết đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên sự liên quan của metaphor, có thể dùng để bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng tình hay phản đối.

Lấy ví dụ bài viết của anh Sơn học viện Plato sử dụng metaphor thần Narcissus (thần ái kỷ của Thần Thoại Hy Lạp) để nói về sự say mê ‘’làm đẹp’’ của hãng xe Porsche. Đồng tình với vẻ đẹp của cả hai, nhưng không giống thần Narcissus chết bên suối vì ‘’yêu bản thân thái quá’’ mà ngược lại Porsche càng đẹp người ta càng muốn sở hữu, Porsche không ‘’tự kỷ’’ với thiết kế của họ.

Dùng metaphor thường xuyên giúp phát triển tư duy vấn đề một cách logic bằng cách liên tưởng, so sánh để tạo nên content hài hước, dí dỏm và thuyết phục hơn.

Chẳng hạn đọc đến Tào Tháo, người ta có thể nghĩ đến câu ‘’nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến’’, nếu làm thương hiệu cũng sử dụng metaphor thì khả năng được nhớ tới sẽ nhiều hơn.

Để sử dụng lối viết ẩn dụ đòi hỏi phải đọc rất nhiều, vì nếu không đọc thì lấy đâu ra các tài nguyên để liên kết? Không thể cố ép những thứ không có một chút liên hệ với nhau phải liên quan đến nhau được. Nếu cố gắng ép sản phẩm của mình phải có hình tượng như một metaphor nào đó thì là do chúng không có điểm chung. Hãy để cả hai cùng có những điểm tương đồng một cách tự nhiên nhất.

Bạn đã đọc từ đầu bài viết đến đây, theo bạn, metaphor ở bài viết này là ai? 
____________________________________________
Đặt câu hỏi và góp ý cho chúng tôi qua email: marketingyduoc2021@gmail.com
Tham khảo Marketing Dược – Sinh Viên Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!