Kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp và người sử dụng. Trong kinh doanh dược phẩm, vai trò của kênh phân phối và loại hình có phần khác biệt so với các hàng hóa thông thường. Cùng Marketing Y Dược tìm hiểu rõ vai trò và mô hình phân phối qua bài viết dưới đây.
Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ doanh nghiệp sản xuất đến tay người dùng. Kênh phân phối được coi là cầu nối trung gian quan trọng, hoạt động sau quá trình sản xuất sản phẩm và trước quá trình sử dụng. Kênh phân phối bao gồm tất cả những hoạt động trong khâu lưu thông. Khác với hình thức phân phối là cách thức mua hàng.
Ngành dược phẩm có đặc thù là tính an toàn và thiết yếu. Vì vậy kênh phân phối được tổ chức và quản lý đúng phương pháp sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh dài hạn và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Vai trò của kênh phân phối trong ngành dược
Trong kinh doanh dược phẩm, kênh phân phối cung cấp thuốc từ nhà sản xuất đến người dùng một cách kịp thời và đầy đủ. Làm thỏa mãn nhu cầu sử dụng một cách tốt nhất.
Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ thuốc. Ngoài ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả sản phẩm. Để có chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối phù hợp với điều kiện hiện có.
Vai trò cụ thể của kênh tới doanh nghiệp sản xuất và người dùng:
Đối với doanh nghiệp sản xuất:
- Tạo dựng uy tín và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Thu thập thông tin và khai thác tốt tiềm năng thị trường giúp hạn chế sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh.
- Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng thông qua các bên trung gian, các bệnh viện, nhà thuốc…
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng và tác động vào khâu sản xuất qua số lượng, chất lượng, tác dụng thuốc.
Đối với người dùng:
- Xây dựng lòng tin về sản phẩm đối với khách hàng.
- Giúp bệnh nhân được điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Qua kênh phân phối, khách hàng dễ dàng đưa ra trải nghiệm về tác dụng của thuốc. Nhờ vậy, doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu nhanh hơn để cải thiện sản phẩm.
2 kênh phân phối dược phẩm trong nước
Thông thường, tất cả các loại thuốc sau khi đã sản xuất được vận chuyển qua kênh trung gian rồi mới đến tay người sử dụng. Cụ thể đây là mô hình bán hàng B2C, nhà thuốc là một kênh trong chuỗi cung ứng từ B2C.
Có 2 kênh phân phối dược phẩm trong nước là ETC và OTC
Kênh ETC:
- Kênh ETC là kênh phân phối các loại thuốc bán khi có đơn của bác sĩ. Tức người bệnh không có quyền tự ý mua thuốc khi không có phác đồ điều trị và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Kênh phân phối đại diện của ETC là bệnh viện, ngoài ra còn có các phòng khám và các trung tâm y tế.
Kênh OTC:
- Kênh OTC trái lại là kênh phân phối tại các điểm bán lẻ như nhà thuốc, quầy thuốc riêng lẻ hoặc theo chuỗi. Vì đây là các loại thuốc không cần kê đơn, bệnh nhân có thể tự mua và nhận tư vấn từ dược sĩ tại nhà thuốc. Qua kênh OTC, lợi nhuận thu lại cho doanh nghiệp cũng rất cao.
Kết luận
Có thể thấy kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là ngành dược phẩm. Doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò và lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Bên cạnh đó đánh giá mức độ hiệu quả của kênh để có chiến lược phát triển lâu dài.
Tham khảo thêm bài viết Chiến lược phát triển thị trường- Market Development Strategy