Follow us:

Chiến Lược Phát Triển Sản Phẩm – Product Development Strategy

chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm là 1 trong 4 chiến lược của ma trận Ansoff. Để tăng doanh thu bán sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược phát triển để cải tiến sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Tóm tắt

Chiến lược phát triển sản phẩm là 1 trong 4 chiến lược của ma trận Ansoff. Để tăng doanh thu bán sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược phát triển để cải tiến sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

1. Khái niệm chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm (Product development strategy) là các phương pháp được thực hiện với mục đích tăng doanh số cho doanh nghiệp bằng cách sửa đổi, cải tiến sản phẩm, dịch vụ sẵn có có trong thị trường hiện tại hoặc đưa một sản phẩm mới ra thị trường.

2. Đặc trưng của chiến lược phát triển sản phẩm

Để phát triển một sản phẩm đòi hỏi nguồn ngân sách lớn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Việc thay đổi sản phẩm cũng làm ảnh hưởng đến các sản phẩm cũ đang lưu hành trên thị trường.

Tùy vào kế hoạch phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, có thể lựa chọn tập trung cải tiến một sản phẩm nào đó hoặc thay đổi đồng bộ tất cả các mặt hàng của doanh nghiệp.

3. Các giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm

Trong một thị trường liên tục thay đổi và sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh khiến các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng cập nhật và đổi mới sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

chiến lược phát triển sản phẩm

Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm

Muốn tồn tại và phát triển trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, ý tưởng phát triển sản phẩm mới là một trong những công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Thay đổi sản phẩm để phục vụ lợi ích và thị hiếu của khách hàng: quan sát cách khách hàng lựa chọn sản phẩm, họ đánh giá sản phẩm như thế nào, những vấn đề khách hàng gặp phải đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng phản hồi tích cực hay tiêu cực,…Thu thập những thông tin này nhờ phiếu khảo sát, email đánh giá, phản hồi trực tiếp của khách hàng tại điểm bán,…

Bộ phận R&D trực tiếp chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Những ý tưởng chủ quan từ họ dưới góc độ khách hàng cũng góp phần hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm. Ngoài ra, đội ngũ bán hàng tại điểm bán góp phần lớn vào việc cung cấp thông tin về hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, những bộ phận này kết hợp cùng nghiên cứu để cải thiện sản phẩm.

Khi ra đời hay phát triển một sản phẩm mới, một trong những việc làm không thể thiếu trong chiến lược này chính là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Bằng cách phân tích các chiến lược marketing của họ, từ đó tìm được ‘’nét riêng’’ trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Phân tích báo cáo digital marketing: các kênh digital góp phần không nhỏ vào nghiên cứu thị trường cũng như nghiên cứu hành vi khách hàng. Bạn có thể biết được khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm gì thông qua xu hướng tìm kiếm, phân tích từ khóa, phản hồi của họ thông qua các nền tảng mạng xã hội hay google,…

Đánh giá và lựa chọn ý tưởng:

Ý tưởng thì có thể rất nhiều nhưng để lựa chọn được ý tưởng có khả năng thực hiện và mang lại kết quả thì không có nhiều. Doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc để lựa chọn được ý tưởng phù hợp nhất để tránh mất công sức và chi phí. 

Đánh giá ý tưởng có thể dựa trên: 

Mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Độ mới có ý tưởng (so với đối thủ cạnh tranh hoặc so với chính sản phẩm của doanh nghiệp).

Sản phẩm của mình có những ưu thế gì so với đối thủ cạnh tranh.

Khả năng thực thi của ý tưởng là bao nhiêu?

Giai đoạn 2: Lên kế hoạch cho dự án sản phẩm mới

Khi đã lựa chọn được ý tưởng cho sản phẩm, tiếp theo sẽ là bước phê duyệt và lên kế hoạch cho dự án.

Giai đoạn 3: Xây dựng chiến lược marketing

Bao gồm: 

  • Mục tiêu marketing của mỗi giai đoạn: giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường, giai đoạn phát triển sản phẩm, giai đoạn đỉnh điểm,…
  • Thị trường mục tiêu: cơ cấu và quy mô thị trường, các yếu tố thuộc về văn hóa, xã hội,…
  • Khách hàng tiềm năng: thói quen và hành vi mua hàng, nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,…).
  • Chiến lược định vị sản phẩm
  • Giá sản phẩm
  • Xây dựng hệ thống các kênh phân phối
  • Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
  • Dự tính chi phí marketing
  • Dự tính doanh số
  • Dự trù các yếu tố bất lợi
chiến lược phát triển sản phẩm

Giai đoạn 4: Thiết kế sản phẩm và thử nghiệm sản phẩm

Có hai hướng phát triển sản phẩm là phát triển sản phẩm mới hoàn toàn hoặc cải tiến sản phẩm cũ. Thường các doanh nghiệp hay chọn cải tiến sản phẩm cũ do chi phí phát triển sản phẩm mới 100% khá cao và ẩn chứa những rủi ro.

Hình dáng bao bì là thứ đầu tiên khách hàng đánh giá về sản phẩm. Có rất nhiều sản phẩm được người mua lựa chọn chỉ vì bao bì đẹp mắt, nhưng đừng vì tập trung vào bao bì mà bỏ qua chất lượng và tính năng sản phẩm.

Đối với bất kỳ một sản phẩm mới nào, trước khi đưa ra thị trường đều cần phải thử nghiệm. Bộ phận marketing tiến hành thử nghiệm để đánh giá mức độ khả thi của sản phẩm khi tung ra thị trường. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để khi sản phẩm chính thức lưu hành sẽ gặp ít rủi ro hơn.

Giai đoạn 5: Tiến hành sản xuất và đưa sản phẩm mới ra thị trường

Doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Khi nào nên đưa sản phẩm ra thị trường? 

Đối với doanh nghiệp, phải chuẩn bị kỹ về mặt chất lượng và kế hoạch marketing sản phẩm. 

Đối với khách hàng, cần phải xem xét thời điểm đó có đang đúng lúc với nhu cầu của họ không.

  • Điểm bán phù hợp: điều này đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường để sản phẩm đến được với tập khách hàng tiềm năng.
  • Chiến lược marketing sản phẩm mới
  • Kênh truyền thông phù hợp

4. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên của marketingyduoc.com bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chiến lược phát triển sản phẩm trong ma trận Ansoff.

Đọc thêm Chiến lược phát triển thị trường – Market development strategyChiến lược thâm nhập thị trường – Market penetration strategy

Tham gia groupfanpage của chúng tôi để cùng chia sẻ kiến thức marketing nhé!

Hữu ích? Hãy chia sẻ nhé

Các bài viết khác

Cần Tăng trưởng doanh thu bền vững?

Nhận giải pháp riêng biệt tốt nhất cho doanh nghiệp Y Dược với mọi mức ngân sách!